Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:33

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Bình luận (1)
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:34

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

Bình luận (0)
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:36

Câu 3 : * Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

* Sự khác nhau:- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Bình luận (0)
Ngọc Hiền✌️💕
Xem chi tiết
phạm huỳnh minh hiếu
Xem chi tiết
phandangnhatminh
26 tháng 12 2023 lúc 21:21

ê có phải là hiếu cẩm sơn ko

Bình luận (0)
hung phu
Xem chi tiết
Đào Thị Hạnh
22 tháng 3 2020 lúc 18:41

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Vy
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
5 tháng 1 2018 lúc 9:15

t:  - Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ. 
- Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. 
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. 
Mai sau cha yếu mẹ già 
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng 
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
- Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây. 
- Phất cờ chống nạn xâm lăng 
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam. 
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công ) 

Bình luận (0)
Đinh Văn Dũng
5 tháng 1 2018 lúc 9:13

1.Bánh giá chợ Giồng Mắm còng Phú Thạnh 

2. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ 

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 

Anh dìa học lấy chữ nhu 

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ 

Bình luận (0)
Thắng  Hoàng
5 tháng 1 2018 lúc 9:13

- Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ. 
- Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. 
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. 
Mai sau cha yếu mẹ già 
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng 
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
- Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây. 
- Phất cờ chống nạn xâm lăng 
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam. 
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công ) 
DÂN CA : 
- Hò ơ Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy 
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng 
Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang 
Có thương nhớ gã... (ờ) 
Hò ơ... Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa. 
- Hò...ơi...má ơi đừng gả con xa 
Chim kêu mà vượn hú hò...ơi… 
Chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu 
Từ ngày xa đất Tiền Giang 
Em theo anh về xứ Cảnh Đờn 
Muỗi kêu mà như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh 
Em yêu anh nên đành xa xứ, 
Xuôi ghe chèo miệt thứ Cà Mau 
Gió lao xao thổi vào mái lá, như ru tình cô gái Tiền Giang , 
Yêu quê hương thương miền cổ cựu, 
Vấn vương tình đất tổ quê cha 
Đêm đêm ra đứng hàng ba 
Trông về quê mẹ lệ sa buồn buồn 
À ơi... Ới ơi... bông bần rụng trắng ngoài sông 
Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về, 
Xa xưa con ở vựa kề 
Bên ba mà bên má vỗ về ca dao, 
Má ơi đừng gả con xa, chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu, 
Sương khuya ướt đọng giàn bầu, 
Em về miệt thứ bỏ sầu cho ai. 
- Hát đối Gò Công 
Ơ cây mà đa làm sao, ớ kìa 
Làm vầy, bạn vàng ơi ? 
Cây đa Bình Đông, cây đa Bình Tây, cây đa xóm Củi, cây đa chợ Đuổi 
Năm bảy cây đa tàn ! 
Trát quan trên gửi giấy xuống làng 
Cấm điếm, cấm đàng, cấm tùng tam tu ngũ 
Cấm đủ phu thê, cấm không cho trai dự gái kề 
Để cho người cũ, ờ để cho người cũ trở về với duyên xưa, đó bớ mà em. 
( Những cây đa tàn trong bài hátmà người trai nàyđã gợi lên để hỏi người yêu, phải chăng là những cây đa tượng trưng cho những con người anh hùng có công giết giặc, cứu nước, cứu dân như Trương Định ... đã hi sinh trong những cuộc chiến đấu anh dũng chống quân thù trên đất Gò Công ). 
- Hò đối 
( Mĩ Tho - Nam Bộ ) 
Con cá đối nằm trên cối đá 
Con chim la đà đậu nhánh lá đa 
Chồng gần sao em không lấy mà đi lấy chồng xa 
Mai sau mẹ yếu cha già 
Bát cơm trách cá, cái chén trà ai dưng ... ?

Bình luận (0)
Le Manh Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Quỳnh Anh
7 tháng 12 2017 lúc 6:15

Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!

Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.

Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

Cua Phụng Pháp,
Rau muống Hiên Ngang.

Trống Chờ, chuông Chõ, mõ Phù Lựu

Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường,
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh về mua gạch Bát Tràng anh xây.
...........

Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


Sống làm trai Bát Tràng,
Chết làm thành hoàng Kiêu Kỵ

Bát Tràng làm bát,
Kiêu Kỵ giát vàng.

Bình luận (0)
Uchiha Mardara
7 tháng 12 2017 lúc 6:22

Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!

Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.

Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

Cua Phụng Pháp,
Rau muống Hiên Ngang.

Trống Chờ, chuông Chõ, mõ Phù Lựu

Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường,
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh về mua gạch Bát Tràng anh xây.
...........

Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


Sống làm trai Bát Tràng,
Chết làm thành hoàng Kiêu Kỵ

Bát Tràng làm bát,
Kiêu Kỵ giát vàng

Chúc bạn học tốt nha!

Bình luận (0)
Phúc
14 tháng 12 2017 lúc 17:09

“Trai Cầu Vồng, Yên Thế
Gái Nội Duệ, Cầu Lim”
(Tục ngữ)

“Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương”
(Ca dao)

“Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong, bên đục đau lòng hay chưa”
(Ca dao)

Bình luận (0)
nguyễn ừ uế
Xem chi tiết
Kim Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh Đăng Khôi
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
22 tháng 2 2023 lúc 17:11

"Tiền Giang cảnh trí mĩ miều/ Ta thương ta nhớ ta liều ta đi". Đó là câu ca truyền đời của các thế hệ con cháu của mảnh đất Tiền Giang. Dù chúng tôi có đi đến đâu trong trái tim này vẫn son sắt một tình yêu với quê hương mình... ( Bạn viết một vài câu giới thiệu về địa điểm du lịch ở Tiền Giang ). 

Bình luận (0)